Kế thừa và phát huy những thành tựu từ Diễn đàn Quản trị Cấp cao Việt Nam – Singapore (VSBF), VIETSTAR và SMU tiếp tục triển khai các sáng kiến chung để đóng góp cho chiến lược: Chuyển dịch năng lượng ASEAN. Ngày 12/10/2024, tại Hà Nội, Hội thảo “Đầu tư ESG đang định hình quá trình chuyển đổi Năng lượng như thế nào?” đã được diễn ra.
Chiến lược đầu tư ESG là xu thế để phát triển bền vững
Hiện nay, các thách thức trên toàn cầu như: biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội, quản trị doanh nghiệp yếu kém,…, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi nhanh chóng để phát triển bền vững. Trong bối cảnh đó, chỉ số ESG đã trở thành công cụ quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ trách nhiệm của một doanh nghiệp.
Thực tế tại Việt Nam hiện tại, đã cho thấy rằng: việc tiên phong áp dụng ESG diễn ra hầu hết là doanh nghiệp lớn như FDI, doanh nghiệp đại chúng, các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu… Theo thống kế, chỉ có khoảng 25% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chủ động triển khai ESG và khoảng 21% không cân nhắc triển khai ESG (trong 2 đến 4 năm tới).
Trong thời gian tới, do nhu cầu tất yếu, các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như EU… cũng rất quan tâm, mong muốn áp dụng thực hành ESG vào hoạt động sản xuất kinh doanh. ESG do đó không còn là “sân chơi” dành riêng cho những doanh nghiệp lớn mà đang dần trở thành mục tiêu hướng tới dành cho tất cả đơn vị kinh doanh.
Đầu tư ESG đang định hình quá trình chuyển dịch năng lượng như thế nào?
Phát biểu chia sẻ tại Hội thảo, Đại sứ Singapore tại Việt Nam – ông Jaya Ratnamnhấn mạnh: “Chúng ta đều nhận thức rõ về thách thức cấp bách của biến đổi khí hậu. Tôi đánh giá cao việc VIETSTAR, Đại học Quản lý Singapore (SMU), và Diễn đàn Quản trị Cấp cao Việt Nam – Singapore (VSBF) đã giới thiệu Chương trình ASEAN Fellowships trong lĩnh vực Năng lượng Bền vững để giúp các nhà hoạch định chính sách đối phó với thách thức của chúng ta. Quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam đòi hỏi đầu tư đáng kể về tài chính và công nghệ, và đây là lúc các khung ESG phát huy vai trò dẫn dắt”.
Ngành năng lượng đang đối mặt với thách thức giảm phát thải carbon. Việc sử dụng năng lượng tái tạo có thể giúp giảm phát thải trong những ngành này. Trên lộ trình đạt Net Zero, việc thúc đẩy các hoạt động tiết kiệm năng lượng, áp dụng định giá carbon, đầu tư vào chuyển đổi năng lượng và năng lượng tái tạo là cần thiết. Các công nghệ và giải pháp mới như thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon cũng đóng vai trò quan trọng.
Giáo sư Hao Liang – Đồng Giám đốcTrung tâm Tài chính Xanh Singaporechia sẻ về lợi ích của ESG trong chuyển dịch Năng lượng, bày tỏ rằng: “ESG không chỉ liên quan đến việc quản lý rủi ro phi tài chính, mà còn đến việc tạo ra giá trị dài hạn thông qua các hoạt động kinh doanh bền vững. Sự tăng cường niềm tin với các bên liên quan và tuân thủ quy định cũng đóng vai trò quan trọng. Để đạt được phát triển bền vững, chúng ta cần quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan và các kết quả được đo lường dựa trên các chỉ số ESG”.
Trao đổi về vai trò lãnh đạo của ASEAN trong quá trình Chuyển dịch Năng lượng, theo ông Wong Kim Yin – Tổng giám đốc Tập đoàn Sembcorp Industries Ltd, Phó Chủ tịch Hội đồng Năng lượng Thế giới khu vực Châu Á, Thành viên Hội đồng Diễn giả, Diễn đàn Quản trị Cấp cao Việt Nam – Singapore tại Diễn đàn Quản trị cấp cao Việt Nam Singapore VSBF 2024, cho biết: Vai trò lãnh đạo trong quá trình chuyển dịch năng lượng, phát triển bền vững, hoạch định và thực hiện chính sách là nhân tố then chốt trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự bền vững.
VIETSTAR – SMU: Đóng góp cho ngành năng lượng Việt Nam và Singapore
Thiết lập hợp tác từ tháng 02/2022, VIETSTAR và SMU đã và đang không ngừng đóng góp cho Ngành năng lượng Việt Nam và Singapore thông qua các chương trình đào tạo về Quản trị cấp cao và chung tay thực hiện các sáng kiến Bền vững. Nổi bật trong số đó là việc đồng tổ chức Diễn đàn Quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore (VSBF).
Cho đến nay, sau 4 kỳ tổ chức thành công, diễn đàn VSBF đã khẳng định vị thế là Diễn đàn tiên phong trong khu vực về Phát triển bền vững, với trọng tâm nghiên cứu và chuyên môn về: Chuyển dịch năng lượng, Tăng trưởng bền vững, Các thông lệ Quản trị Doanh nghiệp tốt nhất, Tài chính xanh, công nghệ xanh, chiến lược ESG.