10/09/2024

Rừng giảm thiểu biến đổi khí hậu, gìn giữ môi trường sống xanh

Rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của đất nước như lời dạy của Bác Hồ: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ xây dựng thì rừng rất quý”. Tác dụng của rừng đối với đời sống con người rất đa dạng, trước hết rừng cung cấp gỗ, lâm sản rừng còn bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái…

Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất, giữ vai trò quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu. (Ảnh minh họa)

Rừng còn được ví như lá phổi xanh của trái đất, giữ vai trò quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu, cung cấp ôxy cho khí quyển và hấp thụ lượng khí cacbonnic. Quan trọng hơn cả là những tác dụng sinh thái của rừng, trong không khí chúng ta hít thở bao gồm một vài loại khí khác nhau. Đối với người và động vật thì ô xy là loại khí quan trọng nhất để tồn tại. Con người hít khí ô xy và thải ra khí các-bon-níc Trong khi đó, để tồn tại cây cối lại cần khí các-bon-níc.

Khi xảy ra cháy rừng hoặc sử dụng các nguồn nhiên liệu như xăng dầu, than đá…thì khí các-bon-níc sẽ được giải phóng ra ngoài khí quyển. Nếu có quá nhiều khí các-bon-níc thải vào không khí thì toàn bộ trái đất của chúng ta sẽ ấm dần lên. Nhưng nhờ rừng hấp thu khí các-bon-níc đã và đang giúp trái đất không bị nóng lên, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Rừng cũng dễ bị tổn thương bởi các loại sâu bệnh mới nở rộ ở nhiệt độ ấm hơn.

Nhưng tác động đáng kể nhất của biến đổi khí hậu tới rừng là tăng thêm khả năng dễ bị tổn thương với hỏa hoạn do mùa nóng và hạn hán kéo dài hơn, kết hợp với tình trạng phá rừng làm suy thoái rừng.Hỏa hoạn là nguồn phát thải quan trọng ở cấp độ toàn cầu, đặc biệt là khi chúng diễn ra trong các khu rừng nhiệt đới.

Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng.(Ảnh minh họa)

Những năm gần đây, rừng bị chặt phá quá nhiều nên lượng khí các-bon-níc thải vào bầu khí quyển ngày càng nhiều. Do đó khí hậu đang thay đổi và sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho con người, tác động tới môi trường toàn cầu nhưng rõ rệt nhất là việc sụt giảm nguồn nước ngầm, bão tố, lũ lụt, nắng hạn…thường xuyên xảy ra, đã ảnh hưởng đến đời sống dân cư, hủy hoại sản xuất nông nghiệp và làm suy thoái đa dạng sinh học và tài nguyên nước…

Cải thiện quản lý các khu rừng trên thế giới cũng như từng quốc gia là một chiến lược giảm thiểu suy thoái môi trường và điều này cũng rất quan trọng với nhiệm vụ thích ứng cũng như các mục tiêu phát triển bền vững. Sự kết hợp và tương tác của các yếu tố này rất phức tạp. Kết quả cuối cùng phụ thuộc vào quy mô xáo trộn rừng, tính thời vụ và các điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm sẵn có và tuyết phủ, đặc biệt, các điều kiện này cũng sẽ thay đổi theo thay đổi của khí hậu.

Trồng rừng vừa bảo vệ môi trường sống và tạo sinh kế cho người dân. (Ảnh minh họa)

Các mô hình hệ thống trái đất không đồng nhất về quy mô hoặc thậm chí hướng đi của sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu do các tác động kết hợp hóa sinh và lý sinh của nạn phá rừng, nhưng nhìn chung, ảnh hưởng của chúng có thể bị chi phối bởi phát thải khí nhà kính.Bản thân rừng bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, do đó, thiếu sự tiến bộ trong việc giảm phát thải từ các nguồn khác sẽ làm tăng nhu cầu bù đắp dựa vào rừng đồng thời làm suy yếu tiềm năng của rừng. Đầu tư phát triển, quản lý rừng và các lựa chọn giảm thiểu lĩnh vực đất đai chỉ có thể hiệu quả khi là một phần của cả hai và chiến lược để giữ cho hành tinh này mãi xanh.

Như vậy việc bảo vệ và phát triển rừng ngoài việc mang lại lợi ích trực tiếp cho cuộc sống người dân hàng ngày mà còn hạn chế được những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Do đó chúng ta cần nỗ lực, chung sức góp phần bảo vệ và phát triển rừng. “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Và nói đến kinh tế xanh không thể không nói vai trò của rừng.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp Kinh tế xanh

Bài viết liên quan